Icon phone 02473 088 088 Icon Calendar Đặt lịch sửa chữa

Slogan

02473 088 088 Bấm để Gọi ĐẶT LỊCH SỬA CHỮA

6 kinh nghiệm phòng chống bão hiệu quả cho nhà mái tôn

Trang chủ » Dịch vụ » Dịch vụ khác » 6 kinh nghiệm phòng chống bão hiệu quả cho nhà mái tôn

Hàng năm ở nước ta có hàng chục cơn bão đi qua, gây nhiều thiệt hại cho người dân, đặc biệt là cư dân ở miền Bắc và miền Trung. Để chủ động phòng chống bão, giảm thiểu thiệt hại đến mức tối đa, bạn nên chuẩn bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất. Dưới đây là 6 kinh nghiệm phòng chống bão hiệu quả cho nhà mái tôn. Mời các bạn cùng theo dõi!

Phương pháp sửa mái tôn bị dột triệt để khỏi lo mưa bão

Báo Giá Làm Mái Tôn Năm 2018

Tất Tần Tật Vấn Đề Chống Nóng, Thấm, Dột Mái Tôn Ai Cũng Nên Biết

  1. Gia cố lại mái nhà bằng vít

Trong mưa bão, nhà mái tôn rất dễ bị tốc mái nếu không được gia cố cẩn thận và chặt chẽ. Một trong những nguyên nhân gây nên là do mái không được vít chặt, vít đã bị hư hỏng, gỉ sét nên không còn chắc chắn nữa. Khi bão vào, mái không đủ “sức” để chống lại sức giật của gió.

Do đó, kinh nghiệm phòng chống bão cho nhà mái tôn quan trọng trước tiên là hãy gia cố lại hệ thống vít trên mái. Bắn thêm vít để tăng thêm độ chắc chắn. Vít nào đã hỏng thì phải thay vít mới, vít nào còn lỏng lẻo thì dùng máy bắn vít vặn chặt lại ngay. Khoảng cách của các đinh vít nên gần mép của tấm lợp. Với những gia đình nằm trong vùng bão lũ thường xuyên thì nên cố định mái nhà với khung nhà bằng các loại điinh vít chắc, vít cường độ cao và gia tăng số lượng vít tại các vị trí của thanh xà gồ. Cứ 5 vít/m dài.

2. Cố định các góc của mái nhà

Giữ được các góc của mái nhà chắc chắn bạn sẽ giảm thiểu được nguy cơ tốc mái rất lớn. Thông thường người ta sẽ bao phủ 1 tấm kim loại để che chắn tất cả các cạnh của mái lợp theo các góc nhà. Như vậy gió sẽ không tốc mái lên được. Bên cạnh đó là liên kết tấm phủ nóc nhà và tấm phủ góc đầu hồi nhà.

Kinh nghiệm phòng chống bão từ nhiều nơi cho hay, đối với nhà ở gần biển, nơi thường xuyên gặp bão thì nên sử dụng các loại bu lông ốc vít bằng inox SUS 304 để chống sự ăn mòn.

3. Sử dụng ke chống bão

Dùng ke cũng là kinh nghiệm phòng chống bão cho nhà mái tôn rất hiệu quả, nó giúp tăng sự liên kết giữa mái và xà gồ. Ke này có độ bền cao, có thể chịu được sức gió giật cấp 10-12. Khi bắn lên mái tôn, diện tích của ke phải được trùm lên toàn bộ sóng dương và 1 phần của sóng âm của 2 tấm tôn. Nhờ đó, nó mang lại độ kín khít, chắc chắn giữa 2 tấm tôn, không bị xé, bay kể cả khi bão cấp 17.

su-dung-ke-chong-bao-cho-mai-ton

Đây là cách làm khá hiệu quả nhưng về chi phí thì khá đắt. Ke chống bão cho tôn 9,11 sóng là 120.000đ. Cho  tôn 6 sóng lad 180.000đ.

4. Sử dụng nẹp gia cố mái nhà

Để chắc chắn hơn, bạn nên sử dụng các thanh nẹp kiên cố. Cách này không quá tốn kém mà vẫn mang lại hiệu quả. Có thể thanh nẹp bằng tre gỗ hoặc bằng sắt thép (40×4) tùy kinh tế gia đình.

Khoảng cách giữa các thanh nẹp nhỏ hơn hoặc bằng 2,5m (đối với nẹp sắt thép) và 1,2-1,5m (đối với nẹp bằng gỗ, tre…) Để tăng khả năng gia cố, nên cố định các thanh nẹp bằng các đinh vít cường độ cao hoặc xâu lại bằng dây thép 02 vào xà gồ.

5. Sử dụng bao cát

co-dinh-mai-nha-bang-cac-bao-cat-tu-15-20kg

Kinh nghiệm phòng chống bão khá đơn giản và phổ biến nữa là sử dụng các bao cát đặt trên mái tôn để gia cố thêm cho mái. Thường sẽ sử dụng các bao cát từ 15-20 kg, cách nhau 1-1,5m. Với những nhà mái tôn có độ dốc lớn thì nên liên kết các bao cát với nhau bằng dây vắt.

6. “Phòng bão hơn chống bão”

Nhà mái tôn khá thông dụng nhưng về khả năng chống bão thì kém hơn các nhà mái bằng kiên cố khác. Do đó, để giảm thiểu thiệt hại, bà con nên phòng bão hơn chống bão. Ngay sau khi nhận được thông báo từ các phương tiện quốc gia, bạn nên nhanh chóng gia cố cho mái nhà với những cách đã nêu trên. Đồng thời, di chuyển các vật dụng cần thiết về nơi an toàn để tránh bị cuốn theo trong cơn bão.

Hơn thế nữa, ngay từ khi xây dựng nhà bạn nên sử dụng các giải pháp phòng tránh bão ngay từ đầu như: đảm bảo sử dụng vít tốt, được vặn chắc kĩ càng, chiều dài ngôi nhà không nên vượt quá 3 lần chiều rộng, không thiết kế nhà chữ U hay chữ T đối với nhà mái tôn để tránh hứng gió…

Một kinh nghiệm phòng chống bão khi thiết kế xây dựng nhà mái tôn nữa là không bao giờ quên làm móng nhà. Nên giằng móng bằng bê tông cốt thép, mái hiên ngắn, có trần mái…để hạn chế bị gió thốc gây tốc mái.

Chúng ta không thể ngăn được bão lũ xuất hiện nhưng chúng ta có thể phòng tránh và hạn chế tối đa thiệt hại của nó đối với gia đình. Đừng quên áp dụng các kinh nghiệm phòng chống bão mà Gọi Thợ đã thông tin phía trên nhé. Ngoài ra, nếu bạn cần hỗ trợ trong việc gia cố mái tôn, xây dựng đúng kỹ thuật, khắc phục sự cố, thiệt hại sau bão…thì Gọi Thợ sẵn sàng phục vụ bạn bất cứ lúc nào.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN SỬA CHỮA VIỆT

  • Địa chỉ:
  • –  Văn phòng TpHCM: Số 38 Lê Trực, P7 – Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Hotline: 02873.078.088
  • –  Văn phòng Hà Nội: Tầng 5, Số 40 Ngụy Như Kon Tum, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline: 02473.088.088
  • Email: hotro@goitho.com
  • Website: https://www.goitho.com
  • Fanpage: https://www.facebook.com/goitho/

Gọi Thợ sửa chữa MỌI HƯ HỎNG – DÙ LÀ NHỎ NHẤT trong ngôi nhà thân yêu của bạn!

Rất hân hạnh được phục vụ khách hàng!

Bình luận
? Language »
>