Có rất nhiều trường hợp Khách hàng tìm đến với Gọi Thợ để nhờ tư vấn kiểm tra và sửa chữa đồng hồ điện. Bởi theo khách hàng, lượng tiêu thụ của gia đình dường như không bằng mức tiêu thụ trong hóa đơn tiền điện hàng tháng báo về. Điều đó khiến nhiều người lo ngại đồng hồ điện chạy sai dẫn đến sự sai lệch trên. Vậy làm thế nào để kiểm tra được độ “trung thực” của những chiếc đồng hồ đo điện này? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Mẹo tiết kiệm điện trong gia đình
Điện yếu mùa hè phải làm sao? Khắc phục thế nào cho hiệu quả?
ĐI DÂY ĐIỆN CHÌM TRONG NHÀ – KHÔNG KHÓ NHƯNG CẦN CHÍNH XÁC CAO
1. Những thông số cần hiểu trước khi kiểm tra đồng hồ điện:
Trước khi để đảm bảo độ chính xác và đúng đắn cho kết quả kiểm tra của mình, bạn cần hiểu đúng về nguyên tắc hoạt động của những chiếc đồng hồ này đã nhé.
Đồng hồ điện cho biết mức tiêu thụ điện của gia đình bạn
– Về đơn vị tính điện năng:
Đơn vị tính điện năng ở nước ta hiện nay là KWH. Đơn vị này được tính bởi công thức:
A=Pxt
Trong đó: A là điện năng tiêu thụ. P là công suát của thiết bị (tính bằng KW). t là thời gian (tình bằng giờ H). Khi đó A sẽ được tính bằng KWH. Hàng tháng, dựa vào hóa đơn tiền điện bạn sẽ biết được gia đình sử dụng bao nhiêu KWH cho tháng đó.
– Về số vòng quay của đồng hồ điện:
Đây là điều rất quan trọng mà đôi khi nhiều người dễ nhầm tưởng đồng hồ của gia đình mình quay nhanh hơn gia đình khác. Bạn cần nhìn vào thông số vòng quay trên thân đồng hồ. Đồng hồ Việt Nam thường ghi là 450 vòng / KWH. Nếu ghi tiếng Anh sẽ là 450rev/KWH. Các đồng hồ khác nhau về chỉ số này sẽ có tốc độ chạy khác nhau khi sử dụng 1 tải. Ví dụ thế này : Nếu bạn sử dụng 1KWH, khi đo bằng đồng hồ có ghi 225 vòng/ KWH thì đồng hồ sẽ quay khoảng 225 vòng. Nếu bạn sử dụng đồng hồ có ghi là 450 vòng/ KWH thì đồng hồ sẽ quay 450 vòng. Bằng mắt thường ta sẽ thấy đồng hồ sau quay nhanh hơn nhưng thực chất số KWH là như nhau. Do vậy, đồng hồ quay nhanh hay chậm chưa phải là yếu tố đầy đủ để xác định đồng hồ nhà bạn có chạy thiếu “trung thực” hay không. Muốn biết đầy đủ hơn, mời bạn theo dõi bài kiểm tra dưới đây.
2. Cách kiểm tra đồng hồ điện:
Không nên chỉ dùng cảm quan để phán đoán đồng hồ điện chạy sai, gian lận. Gọi Thợ khuyên bạn nên làm một bài kiểm tra nho nhỏ để có kết quả chính xác. Sau đó mới làm việc với cơ quan chức năng khi phát hiện sai lệch, gian lận nhé. Bạn có thể áp dụng cách sau:
Bước 1 :Bạn tắt tất cả các thiết bị điện, tắt luôn CB chính ngay tại đồng hồ. Kết quả mong muốn là đồng hồ hầu như không quay hoặc khoảng 5, 10 phút mới quay được 1 vòng. Nếu đồng hồ quay với tốc độ nào đó thì bạn cũng tính được mỗi tháng bạn mất bao nhiêu vì đồng hồ tự chạy rồi. Nếu số lượng ít thì cũng nên bỏ qua vì nguyên tắc đồng hồ nào cũng sẽ nhúc nhích đôi chút nếu ta không dùng gì cả.
Kiểm tra đồng hồ điện để kiểm tra mức tiêu thụ đã đúng chưa
Bước 2: Bây giờ bạn đóng CB chính lên nhưng vẫn tắt tất cả thiết bị. Tắt ở đây là tắt hẳn chứ không phải để ở chế độ standby (Nếu TV của bạn còn điều khiển tắt mở được bằng remote nghĩa là bạn đang ở chế độ standby đó). Bây giờ quan sát đồng hồ:
– Nếu đồng hồ không quay thì hệ thống điện của bạn tốt, không có hiện tượng rò điện.
– Nếu đồng hồ có quay thì bạn nên đếm thử trong một số phút đồng hồ quay bao nhiêu vòng, ghi lại số thứ nhất. (s1). Từ s1 này bạn tính ra được 1 ngày, 1 tháng hệ thống điện của bạn bị rò bao nhiêu. Nếu số lượng đáng kể thì bạn phải tìm ra chỗ rò mà khắc phục nó để tiết kiệm điện. Bước này bạn cần tính cho tôi 1 giờ đồng hồ quay được bao nhiêu và ghi lại sốs2.
Bước 3 : Bạn sử dụng một bóng đèn tròn 100W và cắm vào cho nó sáng và ngồi đếm số vòng quay. Bạn sẽ đếm số vòng quay này trong vòng 1 giờ. Bỏ ra 1 giờ để làm việc này chắc chắn rất nhàm chán nhưng nó sẽ giúp bạn giải tỏa mọi nghi ngờ trong một thời gian dài thì cũng đáng lắm chứ, phải không các bạn. Có số vòng trong vòng 1 giờ thì bạn ghi lại số s3. Nếu bạn không kiên trì lắm thì có thể theo dõi trong thời gian ngắn hơn, lúc này cũng theo tỉ lệ tam xuất thuận mà tính thôi.
Bước 4: Bạn nên nhớ là số s3 chính là số vòng tương ứng 0.1KWH điện. Bạn tính s4 = (s3 – s2)x10.
Nếu s4 bằng với số vòng / KWH ghi trên đồng hồ thì đồng hồ chạy đúng. Nếu nhỏ hơn thì đồng hồ chạy chậm. Nếu lớn hơn thì đồng hồ chạy nhanh.
Điểm cần lưu ý cuối cùng là phép đo này chỉ mang tính chất tương đối. Vì sai sốsẽ là sai số của công suất bóng đèn cộng với sai số của đồng hồ điện. Nhưng nếu kết quả sai lệch từ vài chục phần trăm trở lên bạn có thể yên tâm đề nghị được kiểm tra đồng hồ. Với sai số nhỏ hơn bạn có thể cân nhắc và quyết định.
Bạn có thể dùng tải lớn hơn để kiểm tra như dùng nhiều bóng đèn mắc song song hoặc nồi cơm điện… Bạn không nên dùng bàn ủi vì bàn ủi sẽ tắt khi đủ nhiệt. Bạn cũng không nên dùng các tải có có phi khác 1 như bòng đèn huỳnh quang…
Đây là cách khá đơn giản và chính xác để kiểm tra dồng hồ điện chạy đúng hay sai so với điện năng tiêu thụ thực của gia đình. Bạn cũng có thể dùng cách này để phát hiện chủ nhà trọ có báo sai hóa đơn điện của bạn hay không. Nếu thấy hữu ích đừng quên chia sẻ cùng bạn bè người thân nhé. Ngoài ra, khi cần hỗ trợ các vấn đề về điện nước trong gia đình, mời bạn liên hệ với Gọi Thợ để được hỗ trợ trực tiếp, nhanh chóng và tận tình:
- Địa chỉ:
- – Văn phòng TpHCM: Số 38 Lê Trực, P7 – Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
- – Văn phòng Hà Nội: Tầng 5, Số 40 Ngụy Như Kon Tum, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
- Hotline: 02473.088.088
- Email: hotro@goitho.com
- Website: https://www.goitho.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/goitho/
Gọi Thợ sửa chữa MỌI HƯ HỎNG – DÙ LÀ NHỎ NHẤT trong ngôi nhà thân yêu của bạn!
Rất hân hạnh được phục vụ khách hàng!