Icon phone 02473 088 088 Icon Calendar Đặt lịch sửa chữa

Slogan

02473 088 088 Bấm để Gọi ĐẶT LỊCH SỬA CHỮA

3 Phương Pháp Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Được Áp Dụng Nhiều Nhất Hiện Nay

Trang chủ » Dịch vụ » Dịch vụ khác » 3 Phương Pháp Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Được Áp Dụng Nhiều Nhất Hiện Nay

Chống thấm cho nhà vệ sinh là một vấn đề khá nan giải và cần được chú ý ngay từ đầu khi bắt đầu sử dụng. Bởi đây là môi trường có độ ẩm cao, tần suất sử dụng nhiều, vì thế nếu biện pháp chống thấm mà không được chú trọng ngay từ đầu thì sẽ khá rắc rối. Tuy nhiên, nếu phải chống thấm cho nhà vệ sinh thì đâu là phương pháp được khuyến khích sử dụng nhiều nhất.

Khử mùi hôi nhà vệ sinh hiệu quả – an toàn – tiết kiệm

Nguyên nhân gây thấm nhà vệ sinh

Về mặt lý thuyết, chống thấm nhà vệ sinh rất dễ thi công nếu làm mới từ đầu nhưng lại cực khó cũng như tốn kém nếu phải sửa chữa.

Có đến khoảng 90% trường hợp thấm nhà vệ sinh là thấm ở các vị trí như chân tường, giao tuyến các ống thoát ngấm trong tường, sàn; lỗ thoát sàn, các chi tết góc cạnh như hộp kỹ thuật, bồn tắm hoặc tại các chi tiết chạy xuyên sàn. Nguyên nhân chủ yếu là:

  • Kết cấu sàn bê tông bị lún, chưa đạt tiêu chuẩn.
  • Khâu thiết kế, lắp đặt ống nước sai kỹ thuật.
  • Các hoạt động sinh hoạt trong phòng vệ sinh đều liên quan đến nước khiến nhà vệ sinh thường xuyên đối mặt với nguy cơ nước rò rỉ và thẩm thấu qua các mạch gạch
  • Nhà nhà tắm là hạng mục rất gần với hệ thống đường ống cấp thoát nước. Khi hệ thống này bị rò rỉ thì sẽ làm thấm tường, sàn.
  • Công trình chưa được chống thấm hoặc đã được chống thấm nhưng không triệt để.
  • Quá trình thi công ẩu, chất lượng công trình kém cũng là nguyên nhân khiến cho nhà vệ sinh xuống cấp và thấm dột.
  • Đặc thù khí hậu nóng ấm ở nước ta cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thấm dột nặng nề hơn.
  • Mạch gạch ở tường, sàn nhà vệ sinh bị bong và tạo thành kẽ hở cho nước thấm.

2. Các cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả

2.1. Chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika

Sika là vật liệu chống thấm dạng lỏng, được sử dụng khá phổ biến nhờ các ưu điểm vượt trội như:

  • Trộn nhanh, dễ quét, không cần thêm nước.
  • Hiệu quả xử lý tối ưu
  • Tạo tinh thể liên kết vững chắc hình thành lớp màng chống thấm vĩnh cửu

Sử dụng vật liệu chống thấm Sika membrane như thế nào hiệu quả nhất?

Các bước thi công chống thấm bằng Sika:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công

Trước khi thi công, cần vệ sinh bề mặt sàn. Với công trình cũ, cần tháo dỡ các thiết bị đã lắp đặt trong nhà vệ sinh. Tùy vào tình trạng thấm, nguyên nhân thấm mà quyết định có nên bóc lớp vỏ ngoài hay không. Bề mặt sàn phải được vệ sinh sạch sẽ. Sau đó, dùng máy phun nước áp lực và máy phun ẩm để rửa bề mặt bê tông.

Bước 2. Quy trình chống thấm

Nếu đã đặt ống nhựa, cần đục mặt bê tông xung quanh ống với diện tích khoảng 10mm x 10mm. Nếu chưa đặt ống nhựa bạn cần định vị ống và tiến hành dựng ván khuôn ở mặt dưới.

Khi bề mặt bê tông được làm sạch và khô, ta tiến hành phủ chất kết nối Sikadur 732 lên bề mặt. Tiếp theo, đổ Sikagrout 214-11 quanh ống khi lớp kết nối vẫn chưa khô.

Tiến hành thi công lớp Sika Primer 3 lên các mặt rãnh xung quanh đường ống. Bơm Sikaflex Construction AP vào rãnh, để cho khô. Dùng thiết bị phun hoặc chổi quét 2-3 lớp lót dung dịch Sikaproof Membrane pha loãng với 20-50% nước. Để đảm bảo chất lượng chống thấm, bạn nên duy trì mức tiêu thụ 0,6kg/m2.

Khi thấy lớp lót đã khô hoàn toàn, tiến hành trộn vữa kết nối Sika Latex và thi công lên lớp lót. Chiều dày lớp thi công nên ở mức 1-2mm.

Trộn vữa chống thấm với Sika Latex theo tỷ lệ 40:50 lít Sika Latex cho khoảng 1m3 vữa. Tiến hành quét hỗn hợp lên lớp kết nối Sika Latex còn ướt.

Bước 3. Nghiệm thu công trình và kiểm tra khả năng chống thấm

Sau 24 giờ, sau khi lớp chống thấm khô, ngâm thử nước trong 24 giờ để kiểm tra khả năng chống thấm. Khi quá trình nghiệm thu hoàn tất, cần tiến hành láng vữa để bảo vệ lớp chống thấm.

 

2.2. Chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng màng khò chống thấm

Nguyên lý của phương pháp chống thấm này là làm sạch bề mặt sàn nhà vệ sinh, sau đó quét lớp lót Primer gốc bitum lên và khò trực tiếp để nhựa bitum lỏng thấm xuống mặt sàn. Tiếp theo lăn màng chống thấm và trát xi măng cát lên trên để bảo vệ lớp màng chống thấm.

Phương pháp này khá phổ biến và có nhiều ưu điểm như:

  • Tiến độ thi công nhanh
  • Giá thành rẻ
  • Khả năng chống thấm tốt với lớp màng thi công dày từ 3-5mm.
  • Tuổi thọ công trình chống thấm có thể kéo dài đến hơn 10 năm
  • Hiệu quả của phương pháp không bị phụ thuộc vào thời tiết

2.3 Chống thấm bằng sơn chống thấm

Ưu điểm của phương pháp này là:

  • Thi công nhanh, dễ dàng
  • Không cần khò nóng, nhanh khô
  • Độ bền cao, kháng kiềm, chống mài mòn
  • Không độc hại, không chứa thủy ngân hay chì, an toàn với người sử dụng.

Các bước thi công chống thấm bằng sơn:

Bước 1. Chuẩn bị bề mặt thi công

Việc làm sạch bề mặt sàn, tường, những chỗ lồi lõm trong nhà vệ sinh là điều vô cùng quan trọng. Bề mặt tường cần được làm ẩm trước khi thi công để tăng hiệu quả kết dính.

Bước 2. Công đoạn chống thấm

  • Dùng hỗn hợp xi măng cát để bo góc chân tường
  • Pha hỗn hợp sơn chống thấm theo hướng dẫn của nhà sản xuất cùng với vữa xi măng, cát đã trộn đều để thành hỗn hợp dạng sệt
  • Sử dụng bay để phủ hỗn hợp trên lên bề mặt tường, sàn.
  • Độ dày lớp chống thấm từ 1mm – 1,2mm là hợp lý. Nên thi công 2 lớp với định mức 1,8-2kg/m2. Lớp thứ hai cách lớp thứ nhất khoảng 2-3 giờ. Lớp quét sau nên vuông góc với lớp quét trước để đảm bảo sơn phủ kín toàn bộ bề mặt.

Bước 3. Nghiệm thu và thử nước

Nghiệm thu và thử nước bằng cách ngâm nước trong 24 giờ để đánh giá chất lượng thi công.

Ngoài các phương pháp này còn có một số phương pháp chống thấm khác như chống thấm bằng sợi thủy tinh, bằng keo chống thấm, quét nhựa đường hoặc dùng xi măng tùy theo tình trạng và vị trí cần thực hiện. Để đảm bảo hiệu quả cao nhất của việc chống thấm, bạn nên chọn đơn vị chống thấm chuyên nghiệp, thợ nhiều kinh nghiệm như đội ngũ GỌI THỢ – đơn vị thi công, sửa chữa các hạng mục của nhà ở nổi tiếng hàng đầu hiện nay!

Bình luận
? Language »
>