Icon phone 02473 088 088 Icon Calendar Đặt lịch sửa chữa

Slogan

02473 088 088 Bấm để Gọi ĐẶT LỊCH SỬA CHỮA

Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Nhà Bị Thấm Dột Triệt Để

Trang chủ » Dịch vụ » Chống thấm » Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Nhà Bị Thấm Dột Triệt Để

Nếu chống nóng là vấn đề “muôn thuở” thì có lẽ chống thấm là “câu chuyện không có hồi kết”. Bởi hầu như ở bất cứ công trình xây dựng từ nhỏ đến lớn nào cũng dễ gặp phải tình trạng thấm dột nếu không được thực hiện các giải pháp hiệu quả. Hôm nay, Gọi Thợ sẽ thông tin đến bạn cụ thể chi tiết hơn về các nguyên nhân cũng như cách khắc phục nhà bị thấm dột một cách triệt để. Mời các bạn cùng theo dõi.

Chống thấm ngày mưa

Phương pháp chống thấm ngược từ sàn lên tường hiệu quả

Sơn chống thấm tường nhà

1. Nguyên nhân nhà bị thấm dột:

Để tìm hiểu được cách khắc phục nhà bị thấm dột thì có lẽ bạn nên tìm ra nguyên nhân của nó, từ đó mới có giải pháp phù hợp. Và một trong các nguyên nhân chính, phổ biến nhất đó chính là NƯỚC. Trong bất cứ công trình xây dựng nào cũng đều cần phải có nước. Và việc sử dụng nước cũng có 2 mặt, nếu biết cách hài hòa thì sẽ nhận được mặt tốt và ngược lại, minh chứng là nhà sẽ nhanh chóng bị thấm dột.

Nhà bị thấm dột sau một thời gian sử dụng

Nhà bị thấm dột sau một thời gian sử dụng

Vậy NƯỚC đã làm ngôi nhà bạn bị thấm dột như thế nào? Về lý thuyết, các loại vật liệu xây dựng thông thường đều có những mao quản (chính là khoảng cách giữa các hạt) có đường kính khoảng từ 20 – 40 micromet (1micromet=1/1.000 milimet). Khi bề mặt vật liệu này tiếp xúc với nước, nước sẽ xâm nhập qua các khe hở ở bề mặt, thẩm thấu theo các mao quản vào bên trong (mao dẫn) gây ra hiện tượng thấm.

Việt Nam là đất nước ở vùng nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều, nhiệt độ chênh lệch lớn, có những vùng khí hậu tương đối khắc nghiệt. Tất cả các điều kiện khí hậu và thời tiết không thuận lợi gây nên những hiện tượng co ngót, giãn nở, làm nứt và phá huỷ bề mặt cũng như cấu trúc vật liệu, tạo điều kiện cho nước xâm nhập.

2. Các vị trí dễ bị thấm nhất:

Nếu không thi công đảm bảo kỹ thuật thì rất có thể sau một thời gian bạn sẽ phải tìm hiểu đến cách khắc phục nhà bị thấm dột. Và các vị trí dễ bị thấm có thể thấy như:

– Tầng hầm, móng, chân tường: là những nơi bị tác động bởi nước ngầm

– Tường, mái, sàn ban công: là những nơi bị tác động bởi nước mưa

– Sàn, tường, hộp kỹ thuật, bể chứa, sàn nhà vệ sinh, bể bơi: là những nơi liên qua đến bể chứa hoặc nước thải sinh hoạt.

Biểu hiện của trần nhà bị thấm

Biểu hiện của trần nhà bị thấm

Tại các không gian này, bạn có thể nhận diện được nhà mình đang bị thấm qua các vị trí nhỏ hơn như:

– Vị trí tiếp giáp giữa tường gạch và kết cầu bê tông

– Tại chỗ mạch ngừng khi đổ bê tông

– Vị trí tiếp giáp giữa khối xây trước – sau, khối xây cũ – mới (truờng hợp cải tạo)

– Vị trí tiếp giáp giữa hai khối công trình xây sát nhau

– Vị trí tiếp giáp trên bề mặt có sử dụng các loại vật liệu khác nhau

– Chân các kết cấu, thiết bị chôn hay lắp ráp vào tường (hoa sắt, nan chắn nắng, dây chống sét…)

– Chân các vị trí liên kết định vị tấm mái nhẹ (bu lông, vít)

– Miệng phễu thu thoát nước (ở sàn vệ sinh, sàn ban công, lô gia, sân thượng, mái…)

– Khu vực gần sê nô, máng tràn

– Vị trí đấu nối các ống cấp thoát nước.

3. Cách khắc phục nhà bị thấm dột:

Thấm dột là hiện tượng khó kiểm soát cũng như xử lý hiệu quả như chống nóng. Do đó nó làm cho rất nhiều gia chủ lo lắng, băn khoăn. Điều tốt nhất để không dẫn đến tình trạng này là nên thi công đúng tiêu chuẩn, đúng kỹ thuật ngay từ đầu. Điều này yêu cầu bạn phải có kiến thức đúng và đủ (trường hợp tự mình thi công toàn bộ) hoặc phải tìm được đơn vị thi công uy tín (trường hợp thuê ngoài thực hiện). Lưu ý, dù có thuê ngoài, bạn cũng nên trang bị kiến thức cơ bản cho mình về cách khắc phục nhà bị thấm dột để dễ giám sát, kiểm tra chất lượng thi công

Để có giải pháp hữu hiệu, bạn nên kiểm tra toàn bộ đường ống nước, xem xét thật kỹ các vị trí. Sau đó áp dụng các biện pháp xử lý theo đúng vị trí và hiện trạng:

– Chống thấm mái, sân thượng: với mục đích sử dụng bền lâu 40 – 50 năm tốt nhất sử dụng màng khò nóng chống thấm dày 3mm, dán vén lên chân tường 15-20 cm. Những vị trí của hộp kỹ thuật, ống thoát sàn có thể cán lớp vữa chống thấm hai thành phần. Hoàn thiện lại mặt bằng bằng vữa trát chống thấm

Xem bài viết: Chống thấm tường sàn trần nhà

– Chống thấm sàn vệ sinh cũng tương tự với sàn sân thượng, lưu ý là cần vệ sinh thật sạch sẽ trước khi thi công.

Xem bài viết: Chống thấm sàn nhà vệ sinh

– Chống thấm giáp lai: Sử dụng màng chống thấm dán vén hai tường nhà, sau đó hoàn thiện bằng vữa chống thấm đàn hồi không rạn nứt.

Xem bài viết: chống thấm giữa hai nhà

– Xử lý rạn nứt cổ trần: Đục rộng vết nứt từ 3-4 cm, vệ sinh sạch sẽ, quét lớp hồ dầu kết nối latex, sau đó trát bằng lớp vữa chống thấm hai thành phần. Đợi lớp vữa khô, lăn 02 lượt sơn chống thấm đàn hồi CT-04, lượt trước cách lượt sau 30 phút.-

– Tường ngoài rạn nứt chân chim: Vệ sinh sạch sẽ, cạo sạch rêu mốc, bụi bẩn. Dùng rulo lăn 02 lớp sơn chống thấm hệ trộn xi măng CT-03, cách 1 ngày sau lăn 02 lớp sơn chống thấm đàn hồi CT-04 chịu được tia cực tím, tránh cho việc tường sau này bị rạn nứt.

slider_3_image

Chống thấm giúp ngôi nhà bền đẹp hơn

Điều Gọi Thợ đặc biệt quan tâm và khuyến nghị với Khách hàng là nên thực hiện “Phòng” hơn “chống”. Chống ta hoàn toàn có thể phòng hiện tượng này nếu trước khi thi cong, chúng ta nghiên cứu:

– Nghiên cứu kỹ địa chất công trình, các yếu tố thuỷ văn liên quan để có giải pháp chống thấm tốt cho móng, tầng hầm, chân tường.

– Thiết kế mái phù hợp kiến trúc và khí hậu địa phương, đảm bảo hướng phân thuỷ và độ dốc thoát nước mưa, tránh tạo ra những khu vực dễ bị đọng nước. Với công trình mái bằng, phải đảm bảo độ dốc tối thiểu là 3%.

– Tổ chức mặt bằng, phân khu chức năng liên quan tới nước (vệ sinh) khoa học để tránh hệ thống cấp – thoát nước đi vòng, đi xa dễ gây hiện tượng thấm và khó khăn khi sửa chữa.

– Đánh dốc đủ (2 – 3%) và đúng hướng cho các sàn vệ sinh, các sàn chịu nước như sân thượng, ban công, lô gia. Thiết kế vị trí ga thu hợp lý.

– Bảo vệ kết cấu mái cố định (mái bê tông), tránh tác động trực tiếp của mưa nắng bằng các giải pháp như: lợp/dán ngói (với mái dốc), kê tấm đan, phủ mái tôn, tấm bao che nhẹ (với mái bằng). Việc được che phủ này giúp mái bê tông tránh được sự co ngót, dễ xuất hiện vết nứt. Thiết kế vườn, mặt nước trên mái hay sân thượng là một giải pháp tốt bảo vệ cho cho kết cấu mái phía dưới nhưng cũng là con dao hai lưỡi nếu không xử lý tốt.

– Bảo vệ kết cấu bao che (tường) – đặc biệt là tường hướng đông – tây chịu nắng nhiều dễ bị nứt bằng cách dùng hệ kết cấu chắn nắng, cây xanh…, sử dụng vật liệu bề mặt hợp lý. Không nên xây tường mỏng dễ bị nứt, sử dụng đúng loại gạch cho các khối xây.

– Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật khi thi công: sử dụng đúng mác bê tông, mác vữa; dỡ cốp pha khi bê tông đủ tuổi (tránh gây võng, nứt, biến dạng kết cấu); ngâm nước xi măng theo quy phạm với sàn bê tông. Những nơi sử dụng phụ gia chống thấm phải thực hiện theo quy cách và tỷ lệ của nhà sản xuất.

– Lưu ý và xử lý triệt để các vị trí xung yếu.

Gọi Thợ hi vọng rằng  với những thông tin trên sẽ trang bị kỹ càng cho bạn có thể chủ động hơn cho việc phòng, chống và cách khắc phục nhà bị thấm dột. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, mời bạn liên hệ với Gọi Thợ để được giải đáp và tư vấn giải pháp hiệu quả, phù hợp nhất. Đặc biệt, Gọi Thợ áp dụng Quy trình chuẩn chống thấm dột cho ngôi nhà nên bạn hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn.

CÔNG TY CỔ PHẦN SỬA CHỮA VIỆT

  • Địa chỉ:
  • –  Văn phòng TpHCM: Số 38 Lê Trực, P7, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Hotline: 02873.078.088
  • –  Văn phòng Hà Nội: Tầng 5, Số 40 Ngụy Như Kon Tum, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline: 02473.088.088
  • Email: hotro@goitho.com
  • Website: https://www.goitho.com
  • Fanpage: https://www.facebook.com/goitho/

Gọi Thợ sửa chữa MỌI HƯ HỎNG – DÙ LÀ NHỎ NHẤT trong ngôi nhà thân yêu của bạn!

Rất hân hạnh được phục vụ khách hàng!

Bình luận
? Language »
>